Bí quyết khắc phục tình trạng hoảng sợ ở trẻ sơ sinh

Đưa ra những giúp đỡ cần thiết. Khi trẻ vẫn chưa bắt đầu lật người, cha mẹ có thể giúp trẻ cảm nhận được quá trình lật mình và cảm giác sau khi lật

Trẻ sơ sinh dễ hoảng sợ, gặp tiếng động lớn thì run tay run chân và khóc thét lên, đêm ngủ rất dễ giật mình… Như vậy có là bình thường không?

Đây là hiện tượng phản xạ hết sức tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Điều này còn chứng tỏ thính giác của bé tốt, phản ứng nhanh với tác nhân xung quanh.


Ở trẻ sơ sinh, sự phát triển của hệ thống thần kinh vẫn còn chưa hoàn thiện. Khi sự kích thích của thế giới bên ngoài tác dụng lên đầu mút thần kinh rồi truyền vào đại não, do các bao myelin thần kinh vẫn chưa hình thành hoàn thiện nên sự hưng phấn này sẽ tác động đến các sợi thần kinh lân cận… dẫn đến phản ứng khi bị kích thích với thế giới bên ngoài của trẻ cũng chậm, hơn nữa còn dễ bị tổng quát hóa, biểu hiện ở việc dễ khiếp sợ và khóc thét.

Cha mẹ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách:

1. Tạo cho trẻ môi trường ngủ yên tĩnh: không nên đặt điện thoại ở bên cạnh trẻ, đặc biệt là không đặt gần giường trẻ. Không xem ti vi hoặc nói to trong phòng ngủ của trẻ. Có thể phát những ca khúc mà trẻ thích nghe với âm lượng vừa phải trong phòng, như vậy có thể át được những âm thanh nhỏ và đột ngột.

2. Thường xuyên vỗ về, ôm ấp trẻ để tâm trạng của trẻ được ổn định.

3. Hạn chế tiếp khách: khi một em bé mới chào đời, bạn bè thân thiết có thể sẽ cảm thấy rất vui mừng, mọi người sẽ đến thăm hỏi và gặp em bé. Nhưng nếu như số lượng quá đông, hơn nữa lại nói lớn tiếng thì sẽ khiến trẻ giật mình hoảng sợ.

4. Không nên đem trẻ ra ngoài lâu, tránh những nơi công cộng đông đúc, ồn ào. Nếu như trẻ khóc, tốt nhất nên về nhà ngay.

Cha mẹ cũng nên:

1. Đưa ra những giúp đỡ cần thiết. Khi trẻ vẫn chưa bắt đầu lật người, cha mẹ có thể giúp trẻ cảm nhận được quá trình lật mình và cảm giác sau khi lật, những cảm giác mới mẻ này sẽ thúc đẩy trẻ sớm thử sức trong những công việc đó. Khi trẻ lật người, thông thường sẽ đều không biết nên làm thế nào để rút cánh tay ra khỏi người, hoặc không biết cách làm thế nào để đặt chân này sang cạnh chân kia; Khi đó, cha mẹ có thể để cho trẻ tự mình thử sức vài lần rồi mới giúp đỡ, như vậy trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được những động tác cần thiết.

2. Làm tốt việc giữ an toàn cho trẻ. Sau khi trẻ biết lẫy, việc trẻ bị rơi xuống giường là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó cha mẹ cần làm tốt tất cả các biện pháp để giữ an toàn cho trẻ.

3. Để cho cơ bắp khỏe mạnh hơn. Muốn dễ dàng thực hiện cách thức vận động cơ thể, điều quan trọng nhất là phải có được một cơ bắp khỏe mạnh. Cha mẹ có thể giúp trẻ làm những động tác vuốt ve hoặc thể dục bị động, để giúp cho trẻ khỏe mạnh hơn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *